Con người có thể chịu đựng được nhiệt độ nắng nóng bao nhiêu độ C?

29/05/2024 14:06
Nhiệt độ cao gây ra rất nhiều tác động tới các cơ quan trong cơ thể người và có thể dẫn tới cái chết. Vậy con người có thể chịu được nắng nóng bao nhiêu độ C?

Con người có thể duy trì hoạt động và cân bằng là trong khoảng 40-50 độ C

Theo một báo cáo được công bố trên Báo cáo Sinh lý học năm 2021, giới hạn nhiệt độ mà cơ thể con người có thể duy trì hoạt động và cân bằng là trong khoảng 40-50 độ C. Khi nhiệt độ không khí đạt tới 50 độ C, cơ thể chúng ta không thể tản nhiệt được nữa và nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Nhưng một nghiên cứu khác lại trích dẫn giới hạn thấp hơn nhiều là 32 độ C - nhiệt độ mà con người bắt đầu đổ mồ hôi.

Nhiệt độ cao gây ra rất nhiều tác động tới các cơ quan trong cơ thể người và có thể dẫn tới cái chết. Kiệt sức, say nắng là những ảnh hưởng nghiêm trọng mà sốc nhiệt gây ra và có thể dẫn tới tử vong. Nhiệt độ cao cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm một số tình trạng bệnh lý có sẵn hoặc bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ và đau tim.

Nhiệt độ cao gây tổn thương cho cơ thể con người chủ yếu vì sự mất nước. Cơ chế cân bằng nước của cơ thể người phụ thuộc nhiệt độ và có tính tương tác cao với môi trường không khí xung quanh cơ thể thông qua da và quá trình hô hấp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiệt độ tăng sẽ khiến cơ thể tiếp xúc với mức nhiệt nóng hơn bình thường, ảnh hưởng đến khả năng thích nghi với nhiệt và có thể gây những tình trạng như say nắng, kiệt sức và tăng thân nhiệt.

Nhiệt độ khắc nghiệt cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính, bao gồm tim mạch, hô hấp, mạch máu não và các bệnh liên quan đến tiểu đường. Nhóm có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nắng nóng bao gồm người già, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai, người lao động ngoài trời và lao động chân tay, vận động viên...

Hiện con người vẫn chưa thể làm gì nhiều để thích ứng với nhiệt độ cao ngoài việc giữ nước cho cơ thể. Khi đổ mồ hôi, cơ thể mất rất nhiều muối và khoáng chất. Nếu chỉ uống nhiều nước nhưng không bổ sung những khoáng chất đã cạn kiệt, cơ thể có thể gặp các biến chứng khác. Theo CDC Mỹ, để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao, chúng ta nên giảm nhiệt độ ở nơi ở, chẳng hạn như tắm nước mát, ăn đồ lạnh và mặc quần áo mỏng, nhẹ hơn.

Mùa hè năm 2024 nắng nóng vượt kỷ lục mọi thời đại

Đợt nắng nóng thiêu đốt đầu hè năm 2024 vượt kỷ lục mọi thời đại vốn đã được thiết lập năm 2023.

Người dân dừng đèn đỏ trong bóng râm để tránh nắng tại thủ đô Bangkok ngày 25-4 - Ảnh: AFP

Người dân dừng đèn đỏ trong bóng râm để tránh nắng tại thủ đô Bangkok ngày 25-4 - Ảnh: AFP

Tại Thái Lan nắng nóng như thiêu đốt gần 45 độ C ở nhiều nơi khiến ít nhất 61 người chết vì sốc nhiệt từ đầu năm đến nay. Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023. Cơ quan khí tượng đã cảnh báo về điều kiện khắc nghiệt khi nước này ghi nhận nhiệt độ kỷ lục vào tháng 4 và đầu tháng 5. Nhiệt độ cao kỷ lục, lên tới 44,2oC ở tỉnh miền Trung Lampang - gần với mức 44,6oC được ghi nhận là mức cao nhất mọi thời đại. Riêng ở Bangkok, nhiệt độ lên tới 40oC trong nhiều ngày.

Theo Bộ Y tế Thái Lan, 61 người đã thiệt mạng trong năm nay, có 33 trường hợp tử vong xảy ra ở vùng nông thôn phía Đông Bắc, 13 trường hợp ở miền Trung và 10 trường hợp ở miền Bắc. Hầu hết nạn nhân là đàn ông trung niên hoặc người già, nhiều người trong số họ là công nhân nông nghiệp hoặc công nhân trong lĩnh vực xây dựng.

Nắng nóng cũng diễn ra gay gắt ở Philippines. ngày 28/4 vừa qua, nước này đã phải tạm dừng các lớp học trực tiếp tại tất cả các trường công lập trong hai ngày sau một ngày nắng nóng kỷ lục ở thủ đô Manila. Hơn 7.000 trường công lập tại Philippines đã chuyển sang hình thức học trực tuyến trong tuần qua, do nắng nóng bất thường tại nhiều nơi.

Tại Campuchia, Myanmar, Việt Nam, nhiệt độ một số nơi đã vượt quá 43 độ C trong những ngày vừa qua, người dân phải chịu đựng cái nóng thiêu đốt và độ ẩm ngột ngạt.

Nhiệt độ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái và cơ quan thời tiết và khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết châu Á đang nóng lên với tốc độ đặc biệt nhanh chóng.

Nghiên cứu khoa học sâu rộng đã phát hiện ra rằng biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng kéo dài hơn, thường xuyên hơn và dữ dội hơn.

Sự nóng lên ở Đông Nam Á trong năm 2024 một phần là do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino tái diễn: Dòng hải lưu ấm hơn này, bắt nguồn từ tháng 10/2023 ở xích đạo Thái Bình Dương dọc theo bờ biển Peru, ảnh hưởng đến các đại dương trong khu vực trong năm nay, khiến nhiệt độ tăng và thời tiết khô hơn ở Đông Nam Á - nhưng lượng mưa cũng tăng ở Bắc bán cầu.

Nắng nóng năm 2024 không có gì bất thường. Đó là một phần của xu hướng dài hạn: Theo NASA, 10 năm qua là 10 năm ấm nhất được ghi nhận. Tuy nhiên, kỷ lục nắng nóng khốc liệt có thể xảy ra trong mùa hè năm 2024, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Hàng triệu người dân ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đang phải trải qua những ngày khủng hoảng bởi nhiệt độ cao kỷ lục.

Theo số liệu thống kê của Cục Khí tượng Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới này đang hứng chịu những đợt nắng nóng bất thường tại hầu hết các vùng lãnh thổ rộng lớn, ngoại trừ khu vực đông bắc, tây Himalaya, bán đảo tây nam và vùng biển phía tây.

Còn theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu khí hậu World Weather Attribution, kể từ cuối tháng 3/2024, thời điểm tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo sắp kết thúc, một đợt nắng nóng gay gắt chưa từng có, với nhiệt độ vượt 45 độ C trên khắp vùng Sahel và Tây Phi, Theo thông tin.

Gần đây, Mali và Burkina Faso thậm chí ghi nhận nhiệt độ ban ngày lên đến 48,5 độ C, cao nhất từng được báo cáo vào tháng tư hàng năm trong suốt 200 năm qua. Nắng nóng cũng tấn công các nước khác ở khu vực như Niger, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Bờ Biển Ngà, Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea-Bissau và Guinea, khiến nhiều người thiệt mạng hoặc phải nhập viện. Tại bệnh viện Gabriel-Toure ở Mali, 108 ca tử vong đã được ghi nhận trong 4 ngày đầu tháng, phần lớn có nguyên nhân liên quan đến thời tiết cực đoan.

Theo các chuyên gia y yế, đột quỵ do nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và khó hạ nhiệt. Điều này có thể đe dọa tính mạng do gây tổn thương não và các cơ quan quan trọng khác.

Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc (LHQ), nhiệt độ cao đã trở thành nguyên nhân gây ra cái chết của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tại Tây Phi và Sahel. Tuy nhiên, con số chính xác khó xác định do khả năng thống kê hạn chế của các nước khu vực, nơi hàng triệu người dân còn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn điện, nước sạch hoặc các thiết bị làm mát. Ngoài ra Tây Phi cũng trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ những năm vừa qua, làm giảm không gian xanh hoặc bóng râm, làm trầm trọng hơn tình trạng nắng nóng.

Báo cáo của LHQ cho thấy, châu Phi đang nóng lên nhanh hơn các khu vực khác của hành tinh và mức nhiệt độ kỉ lục sẽ xuất hiện ngày một thường xuyên do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Bên cạnh tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, nắng nóng kèm hạn hán sẽ khiến mùa màng thất thu, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), năng lượng dư thừa trong khí quyển và đại dương do khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người cũng góp phần khiến các loại hình thời tiết khắc nghiệt này gia tăng.

Nắng nóng kèm hạn hán khiến tình hình an ninh lương thực tại châu Phi diễn biến xấu đi. Ảnh: GettyImages

Nắng nóng kèm hạn hán khiến tình hình an ninh lương thực tại châu Phi diễn biến xấu đi. Ảnh: GettyImages

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo đến năm 2060, xu hướng nắng nóng sẽ tăng thêm hai đợt mỗi năm và thời gian nắng nóng sẽ kéo dài thêm 12-18 ngày. Biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tần suất và cường độ của các hiện tượng này, tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế-xã hội, đe dọa môi trường sống và tính mạng của con người.

Liên hợp quốc từng nhiều lần cảnh báo biến đổi khí hậu là mối hiểm họa đối với nhân loại, có thể khiến tương lai con người chìm trong nghèo đói và đối mặt hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng, do đó luôn hối thúc mọi người dân, mọi quốc gia chung tay hành động bảo vệ môi trường sống của nhân loại


Nguồn: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/con-nguoi-co-the-chiu-dung-duoc-nhiet-do-nang-nong-bao-nhieu-do-c-post11714.html


Tin xem thêm

Vợ chồng ở Đắk Lắk làm 'căn gác chữa lành' xanh mướt, các con thích mê

Xã hội
23/04/2025 15:33

Vợ chồng ở Đắk Lắk có một khu vườn 30m2 nằm trên mái sân để xe trước nhà. Khu vườn được họ đặt tên là "căn gác chữa lành".

Tên gọi quê nhà tha thiết lắm

Xã hội
22/04/2025 13:51

Tên gọi quê nhà tha thiết lắm. Cái tên ấy được ghi trong giấy khai sinh khi ta vừa cất tiếng khóc chào đời, ghi trong căn cước khi ta trưởng thành, ghi vào giấy chứng tử ...

Vụ MC Bích Hồng phát ngôn gây phẫn nộ: Phút nông nổi lộ khoảng trống nhận thức

Xã hội
21/04/2025 15:54

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, vụ việc phát ngôn gây bão của MC Bích Hồng không đơn thuần là chuyện cá nhân, đó còn là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ, làm lộ ra khoảng trống đáng lo ng...

Ghé cửa hàng xổ số tránh gió, shipper bất ngờ ‘cào' trúng 3,5 tỷ đồng

Xã hội
19/04/2025 15:24

TRUNG QUỐC - Anh chàng shipper dừng chân tại một cửa hàng xổ số để tránh gió to, vô tình mua được tờ vé cào trúng thưởng 1 triệu Nhân dân tệ (3,5 tỷ đồng).

Hàng cây cổ thụ 'khổng lồ' ôm trọn đoạn đường khiến dân mạng thổn thức

Xã hội
17/04/2025 15:27

Hình ảnh đoạn đường xuyên giữa hàng cây cổ thụ cao lớn, tán xòe rộng ở Kon Tum khiến nhiều người yêu thích, cảm thấy bình yên và hoài niệm tuổi thơ.

Ngôi chùa ở Hà Nội tên lạ, kiến trúc có một không hai, làm từ vật liệu đặc biệt

Xã hội
16/04/2025 15:37

Chùa Tiêu Dao được tạo nên bởi hàng chục ngàn sản phẩm gốm sứ của các nghệ nhân Bát Tràng (Hà Nội). Chùa có kiến trúc độc đáo, thu hút du khách thập phương.

Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ

Xã hội
13/04/2025 17:09

Suốt 10 năm qua, Đại úy Hơ Văn Di thuộc đồn biên phòng Trung Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) đứng lớp xóa mù chữ cho dân bản. Anh đã dạy cho hàng trăm người dân biết đọc,...

Mãn nhãn với mô hình siêu du thuyền, tàu sân bay của người đàn ông miền Tây

Xã hội
12/04/2025 17:07

Sau gần 8 năm, anh Nguyễn Phương Đệ ở An Giang tự tay mày mò, chế tác hàng trăm mô hình tàu sân bay, tàu chiến, du thuyền hạng sang độc đáo, bắt mắt.

'Báu vật' truyền đời của làng nghề giò chả 500 tuổi ở Hà Nội

Xã hội
09/04/2025 15:20

Nghề làm giò chả ở làng Ước Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tồn tại khoảng 500 năm. Con, cháu trong làng đã mang nghề gia truyền đi khắp trong Nam, ngoài Bắc.