Hạt vi nhựa tồn tại trong khối u, thúc đẩy lây lan ung thư

29/03/2024 16:48
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Chemosphere cho thấy, hạt vi nhựa có thể truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua quá trình phân bào, và khi chúng ở trong các khối u sẽ làm đi căn ung thư. 

Hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và tiêu hóa

Nhiều loại nhựa như polycarbonate (PC), polystyrene (PS) và polyvinyl clorua (PVC) đã được chứng minh là giải phóng các đơn phân độc hại, gây độc cho quá trình sinh sản, gây đột biến và ung thư.

Vi nhựa và nhựa nano (MNP) có mặt ở khắp mọi nơi và có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và tiêu hóa.

Hạt vi nhựa tồn tại dai dẳng, rất khó phân hủy, cũng không thể thu lại để tái chế như các mảnh nhựa lớn khác, dẫn tới tích tụ trong môi trường. Khoảng thời gian bán phân hủy của các hạt vi nhựa lên tới hơn 100 năm, thậm chí còn gây ảnh hưởng môi trường kéo dài hơn cả các chất ô nhiễm môi trường hữu cơ khó phân hủy

Theo các nghiên cứu, con người phơi nhiễm nhựa thông qua đường hô hấp, ăn, uống và tiếp xúc trực tiếp qua da. Trong quá trình sử dụng các vật dụng phổ biến hằng ngày như túi ni-lông, thìa nhựa, cốc, chai nhựa, quần áo sợi tổng hợp, đồ dùng cá nhân, nội thất, dụng cụ bằng nhựa, con người vô tình bị phơi nhiễm với nhựa. Ngoài ra, tại Việt Nam, tình trạng đốt chất thải nhựa diễn ra phổ biến, làm phát thải các chất độc hại như dioxin, furan, kim loại nặng. Các khí độc được xem là tác nhân gây nên căn bệnh ung thư và có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người.

Trong hạt vi nhựa có chứa Phthalate là một chất được dùng trong sản xuất nhựa dẻo. Phthalate đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đưa vào danh sách chất có thể gây nên sự phát triển tế bào ung thư. Theo một nghiên cứu trên chuột cho thấy khi chúng ăn hạt vi nhựa, các hạt này sẽ tích tụ trong gan, làm tăng oxy hóa trong gan và ảnh hưởng tới tế bào gốc.

Theo báo cáo tình hình phát sinh chất thải nhựa năm 2022, trung bình một người có thể hấp thụ từ 39.000 - 52.000 hạt vi nhựa/năm từ hít thở, tiêu thụ thức ăn và uống nước. Hầu hết các loại thực phẩm ăn hằng ngày đều có chứa vi nhựa, ví dụ trong mật ong, đường, muối ăn và nước uống lần lượt có khoảng 40 - 660 hạt/kg, 25 - 39 hạt/kg, 7 - 681 hạt/kg và 118 hạt/l. Khi sử dụng nước đóng chai, số hạt vi nhựa nạp vào cơ thể có thể lên đến 9.000 hạt/năm, gấp hơn 2 lần khi sử dụng nước vòi 4.000 hạt/năm.


Ước tính, hằng năm một người có thể hấp thụ từ 39.000 - 52.000 hạt vi nhựa từ đồ ăn, quá trình này phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Hạt vi nhựa sau khi thâm nhập, di chuyển, tích tụ và gây ra những rối loạn tới các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người. Các bệnh liên quan tới hệ thần kinh bao gồm rối loạn sự phát triển của hệ thần kinh, rối loạn tăng động và giảm chú ý ở trẻ, chứng tự kỷ, tâm thần và ảnh hưởng tới nhận thức và sự phát triển trí tuệ. Các bệnh về tim mạch cũng được nghiên cứu chứng minh có liên quan tới vi nhựa. Ngoài ra, các hạt vi nhựa làm ảnh hưởng tới nội tiết tố đi kèm các bệnh về tuyến giáp, nguy hiểm hơn có thể là ung thư tuyến giáp. Hội chứng chuyển hóa cũng bị ảnh hưởng dẫn tới làm tăng hoặc giảm lượng cholesterol toàn phần.

Báo cáo cũng chỉ ra, do có kích thước siêu nhỏ, các hạt vi nhựa có thể xâm nhập sâu vào phổi của con người. Dẫn tới các bệnh liên quan tới hệ hô hấp, điển hình như bệnh hen suyễn hay nặng hơn là ung thư phổi. Sức khỏe sinh sản của nữ giới và nam giới cũng như sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai cũng chịu tác động do ô nhiễm vi nhựa. “Như vậy có thể thấy, vi nhựa có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe con người”, báo cáo nêu.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy những hạt MNP nhỏ (có kích thước dưới 10 micromet) được tìm thấy trong vỏ chai nhựa có khả năng xâm nhập tốt hơn. Những nghiên cứu trên tế bào trong phòng thí nghiệm và trên chuột cũng cho thấy các hạt này có thể xâm nhập vào màng tế bào, tích tụ bên trong tế bào và tác động đến tế bào, song cơ chế MNP tích tụ trong tế bào vẫn chưa được hiểu rõ.

Tuy nhiên nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Chemosphere cho thấy, MNP có thể truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua quá trình phân bào.

Nhóm nghiên cứu đã cho các tế bào ung thư đại trực tràng khác nhau tiếp xúc với các hạt MNP kích cỡ khác nhau trong các đĩa thí nghiệm. Đồng tác giả nghiên cứu Verena Pichler từ ĐH Vienna (Áo) nói họ tập trung vào tế bào ung thư đại trực tràng là vì tỉ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng.


Nhóm cũng tập trung vào loại nhựa phổ biến nhất là polystyrene. Họ đánh dấu các phân tử nhựa bằng huỳnh quang và theo dõi chúng.

Họ nhận thấy các hạt có đường kính 10 micromet (hạt vi nhựa có kích thước lớn nhất trong thử nghiệm) không thể xâm nhập vào tế bào, trong khi những hạt nhỏ hơn có thể đi vào và tích tụ bên trong tế bào.

Hạt vi nhựa tồn tại trong khối u có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể

Nhóm cũng phát hiện các hạt vi nhựa có thể tồn tại trong các tế bào ung thư đã trải qua quá trình phân bào, cũng như việc các tế bào chứa MNP có tính di động cao hơn các tế bào không chứa MNP. Khả năng di chuyển của tế bào ung thư sẽ giúp chúng lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể hay còn gọi là di căn. Do đó, MNP có thể thúc đẩy sự di căn của ung thư.

Nghiên cứu trên vẫn có một số hạn chế do nhóm nghiên cứu các tế bào ung thư được nuôi trong các đĩa thí nghiệm chứ không phải trong sinh vật sống ở môi trường tự nhiên, và hạt vi nhựa trong thí nghiệm cũng khác hạt vi nhựa trong môi trường bên ngoài. Tuy nhiên theo nhà khoa học Nicholas Zyg Chartres làm việc tại ĐH California (Mỹ) và ĐH Sydney (Úc) và không liên quan đến nghiên cứu nói trên, những phát hiện trên vẫn "rất đáng lo ngại".

"Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm để chúng ta hành động", ông Chartres nói với trang LiveScience ngày 22-3.

Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tiếp tục các thí nghiệm trên những loại vi nhựa gần với loại được tìm thấy trong môi trường tự nhiên hơn.


Cách thức ăn của con người nhiễm hạt vi nhựa. (Ảnh: Study Report: Microbeads! Unfold Health Risk and Environmental Pollutant 2016)

Cách thức ăn của con người nhiễm hạt vi nhựa. (Ảnh: Study Report: Microbeads! Unfold Health Risk and Environmental Pollutant 2016)

Hạt vi nhựa có kích thước siêu nhỏ nên sẽ không thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Bên cạnh đó, loại hạt này có trong thực phẩm, nước, muối ăn... nên khó để có thể loại bỏ hoàn toàn chúng. Khi xâm nhập vào cơ thể và tích lũy trong thời gian dài, hạt vi nhựa sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tối đa tiếp xúc và hấp thụ loại hạt nguy hiểm này.


Nguồn: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/hat-vi-nhua-ton-tai-trong-khoi-u-thuc-day-lay-lan-ung-thu-post10053.html


Tin xem thêm

3 sai lầm khi ăn mít

Sức khỏe
27/04/2025 16:30

Mít là loại trái cây có nguồn chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng ăn mít sai cách lại gây hại.

Bộ phận của lợn không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần

Sức khỏe
26/04/2025 16:28

Gan lợn có những có tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, tăng nặng bệnh gout nếu ăn quá nhiều.

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

Sức khỏe
25/04/2025 15:18

Trứng chiên, ốp la nhiều dầu hoặc trứng lòng đào không thích hợp với nhiều nhóm người khác nhau.

Loại cá bổ dưỡng nhất

Sức khỏe
24/04/2025 15:17

Những loại cá to, đắt tiền chưa chắc đã bổ dưỡng nhất. Một loại cá nhỏ được báo Mỹ đánh giá cao do chứa nhiều axit béo omega-3, canxi.

Tác dụng của loại gà đặc biệt bậc nhất Việt Nam

Sức khỏe
23/04/2025 15:27

Gà ác nhỏ, lông trắng nhưng da, thịt, chân, xương đều đen, có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

5 không khi uống bia

Sức khỏe
22/04/2025 10:56

Bia có những tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng uống khi đói, uống 4-5 cốc trong vòng 2 giờ… sẽ gây hại cho cơ thể.

Top 5 loại rau thơm ăn hằng ngày giúp sống thọ hơn

Sức khỏe
21/04/2025 15:44

Rau thơm làm gia vị cho món ăn và còn chứa các thành phần dinh dưỡng tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi chuyển từ uống cà phê sang trà xanh trong 1 tháng?

Sức khỏe
20/04/2025 15:45

ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.

Uống nước dừa tốt nhất vào buổi sáng, 4 nhóm người phải kiêng

Sức khỏe
20/04/2025 15:28

Nước dừa là thức uống bổ dưỡng cung cấp năng lượng và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể, đặc biệt vào mùa nắng nóng.