Kết quả thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa HIV khả quan

20/05/2024 15:22
Các nhà khoa học ở Mỹ vừa thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine ngừa HIV. mở ra hy vọng mới cho hàng triệu người trên thế giới đang sống chung với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Các nhà khoa học Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) vừa công bố kết quả thử nghiệm vaccine HIV, có tên gọi là VIR-1388. Kết quả thử nghiệm sẽ mở ra triển vọng phòng ngừa loại virus nguy hiểm này. Nghiên cứu cho thấy vaccine mới có thể kích hoạt kháng thể trung hòa virus HIV chỉ trong vài tuần.

Thử nghiệm này được tiến hành thông qua Mạng lưới Thử nghiệm vaccine HIV (HVTN) do Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ tài trợ và được chỉ định là Nghiên cứu HVTN 142

Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại 6 địa điểm ở Mỹ, 4 địa điểm ở Nam Phi, với sự tham gia của 95 người ở độ tuổi từ 18 đến 55 âm tính với HIV. Những người tham gia sẽ được phân bổ ngẫu nhiên vào một trong 4 nhóm nghiên cứu: 3 nhóm sẽ được tiêm liều lượng vaccine khác nhau và một nhóm được tiêm giả dược.

NIH cho biết kết quả ban đầu dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2024. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tiến hành một nghiên cứu phụ để theo dõi các tình nguyện viên trong tối đa 3 năm sau khi họ tiêm liều vaccine đầu tiên.


Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) tấn công hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Mặc dù hiện nay đã có các loại thuốc giúp kiểm soát HIV hiệu quả, virus này vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những khu vực thiếu điều kiện điều trị. Do đó, một loại vaccine hiệu quả có thể cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.

Ông Carey Hwang, Phó Chủ tịch cấp cao, Trưởng khoa Nhiễm trùng mạn tính của công ty Vir Biotechnology cho rằng, HIV vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng khi chưa có vaccine nào được phê duyệt dù đã nỗ lực nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Ông Carey Hwang nhấn mạnh, việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu để đánh giá vaccine VIR-1388 là một dấu mốc lâm sàng quan trọng trong quá trình phát triển vaccine ngừa HIV.

Vaccine VIR-1388 được thiết kế để hướng dẫn hệ thống miễn dịch của con người tạo ra các tế bào T. (Ảnh: Đại học Oxford)

Vaccine VIR-1388 được thiết kế để hướng dẫn hệ thống miễn dịch của con người tạo ra các tế bào T. (Ảnh: Đại học Oxford)

Vaccine VIR-1388 được thiết kế để hướng dẫn hệ thống miễn dịch của con người sản xuất các tế bào T có khả năng nhận biết virus HIV và kích thích phản ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn virus xâm nhập.


Vaccine thử nghiệm chỉ tạo ra một lượng nhỏ kháng thể nhưng chúng có khả năng chống lại nhiều chủng HIV khác nhau. Các kháng thể này nhắm vào một khu vực trên lớp vỏ ngoài của HIV gọi là vùng màng ngoài gần (MPER), giúp ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào.

Tiến sĩ Wilton Williams - tác giả chính của nghiên cứu, cũng từ Đại học Duke, cho biết: "Để có được một kháng thể trung hòa rộng, cần một loạt sự kiện diễn ra và thường mất vài năm sau khi nhiễm bệnh." Ông chia sẻ: "Thách thức luôn là tái tạo các sự kiện cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn hơn bằng cách sử dụng vaccine. Thật thú vị khi thấy rằng, với phân tử vaccine này, chúng tôi thực sự có thể tạo ra các kháng thể trung hòa xuất hiện trong vòng vài tuần."

Hiện có gần 40 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới hiện đang sống chung với HIV. Để tạo ra một loại vaccine mạnh mẽ nhất, nhóm nghiên cứu cho biết cần phải nhắm mục tiêu vào nhiều vùng của lớp vỏ bọc virus và có khả năng phải tấn công ít nhất ba phần khác nhau của virus. Tiến sĩ Haynes, Đại học Duke, nhận định: "Cuối cùng, chúng ta sẽ cần phải tấn công tất cả các vị trí dễ bị tổn thương trên lớp vỏ bọc để virus không thể trốn thoát. Nhưng nghiên cứu này chứng minh rằng các kháng thể trung hòa rộng rãi thực sự có thể được tạo ra ở người bằng cách tiêm chủng."


Hơn 3 thập niên trước, việc chẩn đoán nhiễm HIV được xem như "án tử" đối với bất kỳ một ai. Không những thế, bản thân những người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử và chịu đựng tác dụng phụ nghiêm trọng của loại thuốc. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của y học, hàng triệu người nhiễm HIV/AIDS đã có thể chung sống với căn bệnh thế kỷ này. Song các chuyên gia y tế cho rằng việc điều chế vaccine đặc trị ngăn ngừa dịch bệnh vẫn là yếu tố tiên quyết nhằm xóa sổ dịch bệnh này trong tương lai.

Nguồn: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/ket-qua-thu-nghiem-lam-sang-vaccine-ngua-hiv-kha-quan-post12673.html



Tin xem thêm

Bộ phận của lợn không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần

Sức khỏe
26/04/2025 16:28

Gan lợn có những có tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, tăng nặng bệnh gout nếu ăn quá nhiều.

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

Sức khỏe
25/04/2025 15:18

Trứng chiên, ốp la nhiều dầu hoặc trứng lòng đào không thích hợp với nhiều nhóm người khác nhau.

Loại cá bổ dưỡng nhất

Sức khỏe
24/04/2025 15:17

Những loại cá to, đắt tiền chưa chắc đã bổ dưỡng nhất. Một loại cá nhỏ được báo Mỹ đánh giá cao do chứa nhiều axit béo omega-3, canxi.

Tác dụng của loại gà đặc biệt bậc nhất Việt Nam

Sức khỏe
23/04/2025 15:27

Gà ác nhỏ, lông trắng nhưng da, thịt, chân, xương đều đen, có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

5 không khi uống bia

Sức khỏe
22/04/2025 10:56

Bia có những tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng uống khi đói, uống 4-5 cốc trong vòng 2 giờ… sẽ gây hại cho cơ thể.

Top 5 loại rau thơm ăn hằng ngày giúp sống thọ hơn

Sức khỏe
21/04/2025 15:44

Rau thơm làm gia vị cho món ăn và còn chứa các thành phần dinh dưỡng tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi chuyển từ uống cà phê sang trà xanh trong 1 tháng?

Sức khỏe
20/04/2025 15:45

ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.

Uống nước dừa tốt nhất vào buổi sáng, 4 nhóm người phải kiêng

Sức khỏe
20/04/2025 15:28

Nước dừa là thức uống bổ dưỡng cung cấp năng lượng và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể, đặc biệt vào mùa nắng nóng.

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Sức khỏe
19/04/2025 15:27

Gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cũng chứa lượng asen cao hơn đáng kể so với gạo trắng.