Cuộc khai quật di tích Kerpe ở Biển Đen
Kerpe là một bến cảng sôi động từ thời cổ đại, tồn tại qua nhiều thời kỳ lịch sử quan trọng. Khám phá mới đây dưới biển Đen đã đưa chúng ta trở lại quá khứ với tìm thấy một bến cảng cổ xưa có niên đại lên tới 2.400 năm.
Để tiếp cận tàn tích Kerpe, đội khai quật đã lặn xuống địa điểm cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 80 km, độ sâu 4 m, nơi các hiện vật rải rác trên diện tích khoảng 2.000 m2, bao gồm 2 phần của bến tàu cổ.
Cuộc khai quật tại Kerpe đã tiết lộ những tàn tích đáng kinh ngạc của một thương cảng quan trọng trong lịch sử La Mã, Byzantine và Genoa.
Từ thời Đế chế La Mã, Byzantine cho đến thời kỳ Genoa, Kerpe đã trở thành một điểm dừng chân quen thuộc của các tàu bè trên biển Đen. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và nhiên liệu cho thành phố Istanbul trong thời Đế chế Ottoman.
Rất tiếc sau 1.500 năm tấp tập, bến cảng này đã chìm dưới đáy biển. Tuy nhiên, nhờ cuộc khai quật dưới nước đầu tiên ở biển Đen, chúng ta đã có cơ hội khám phá lại những di sản quý giá của Kerpe. Các nhà khảo cổ đã thu thập được một bộ sưu tập hiện vật phong phú, cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và hoạt động thương mại tại bến cảng này.
Cuộc khai quật tại Kerpe đã mở ra một cánh cửa mới để khám phá lịch sử và văn hóa của biển Đen. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hiểu về mối quan hệ thương mại và sự phát triển của các đế chế cổ đại trên biển Đen.
Các hiện vật từ Kerpe cổ đại sẽ được trưng bày tại một triển lãm mang tên: "Bến cảng im lặng của Biển Đen: Kalpe". Trong đó, vịnh Kalpe là cách người dân cổ đại ở nơi đây gọi Biển Đen. Triển lãm sẽ bao gồm một loạt hiện vật đại diện cho cuộc sống của người dân cũng như hoạt động thương mại trong khu vực, bao gồm các cổ vật cực kỳ quý giá như bình amphorae có niên đại tận thế kỷ IV trước Công nguyên, đồ gốm tráng men đỏ, xác tàu đắm...
![]() |
Một bến cảng tấp nập đã tồn tại xuyên nhiều đế chế ở Biển Đen phía Thổ Nhĩ Kỳ - (Ảnh đồ họa). |
Tìm thấy tàn tích của sinh khối 3,5 tỉ năm trước
Theo Heritage Daily, một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Precambrian Research đã tìm thấy tàn tích của sinh khối 3,5 tỉ năm trước từ Thành hệ Dresser ở Tây Úc. Nó nằm ở lớp vỏ lục địa tồn tại từ Liên đại Thái Cổ (Archaean).
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Göttingen (Đức) đã phân tích bari sunfat - tức đá barit - từ Thành hệ Dresser, từ đó xác định được các hạt cực nhỏ trong mẫu đá là dấu vết của sinh vật sống.
Sự phong phú của sinh khối 3,5 tỉ năm trước này cũng cho thấy sự sống đã bắt đầu trên Trái Đất được một thời gian và đã khá đa dạng vào thời điểm vài trăm triệu năm sau khi bắt đầu Liên đại Thái Cổ. Nghiên cứu mới này cũng giúp nhân loại hiểu thêm về các sinh vật sơ khai nhất địa cầu.
![]() |
Một phiến đá cổ đại chứa dấu vết sinh vật 3,5 tỉ tuổi - Ảnh: Đại học Göttingen (Đức) |
Các phiến đá cổ xưa này có thể thuộc về siêu lục địa Vaalbara hoặc lục địa Ur, vốn đã biến mất từ lâu sau nhiều lần các lục địa trên hành tinh sáp nhập rồi lại tách ra xa nhau.
Bằng cách phân tích các đồng vị carbon, các nhà nghiên cứu chứng minh một thế giới gồm nhiều dạng vi sinh vật khác nhau đã sống ở khu vực lân cận núi lửa này.
Trước đó, một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, Trái đất của chúng ta được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Trong thời kỳ đầu tồn tại, Trái đất thường xuyên bị các thiên thạch, sao chổi và các vật chất khác từ không gian đâm vào. Vào thời kỳ này, Trái đất có lẽ cũng quá nóng để có thể tồn tại sự sống cho đến khoảng 4 tỷ năm trước, theo Daily Mai.
Mặc dù các hóa thạch được phát hiện sớm nhất là các mẫu vật biển có niên đại khoảng 3,5 tỷ năm trước, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra những manh mối khiến họ cho rằng, sự sống trên Trái đất dường như được hình thành cách đây 3,8 tỷ năm.
Một số nhà khoa học cho rằng, khả năng sự sống dựa trên DNA tiến hóa sớm trên Trái đất là bởi chúng ta đã có "một bàn tay giúp đỡ" từ ngoài vũ trụ.