Sinh viên chế tạo robot chơi đàn piano, Robot múa rối nước...

23/04/2024 15:58
Vừa qua, có nhiều nhóm sinh viên ở các trường Đại học của Việt Nam đã tham gia nghiên cứu những sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang tính thực tiễn cao, giúp ích cho xã hội.

Giáo dục 4.0 đánh giá chất lượng của sinh viên không chỉ kiến thức, kỹ năng, thái độ mà còn là kinh nghiệm thực tế thông qua việc sinh viên tham gia các dự án và hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu khoa học là công cụ quan trọng hỗ trợ định hướng cho công tác đổi mới giáo dục và tăng cơ hội ứng dụng kiến thức vào trong đời sống. Thời gian qua, đã có nhiều cá nhân/nhóm sinh viên ở nhiều trường Đại học của Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất ra nhiều sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang tính thực tiễn cao như:Robot chơi đàn piano, Robot múa rối nước, Hộp thiết bị và robot chỉ dẫn ở sân bay...

Robot chơi đàn piano

Trong ba tháng nghiên cứu, nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM chế tạo robot đánh đàn piano với chi phí khoảng 10 triệu đồng.

Đây là robot được chế tạo bởi nhóm sinh viên năm nhất của ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo của trường Đại học Kinh tế TPHCM vừa cho ra mắt. Piano là một nhạc cụ phức tạp, đòi hỏi người chơi nhiều kỹ năng và quá trình luyện tập lâu dài, nhưng với sản phẩm robot này, mọi thứ thật dễ dàng.

Chỉ sau vài thao tác đơn giản của sinh viên trên máy tính, 10 ngón tay của robot bắt đầu lướt trên phím đàn piano, chơi thành thục rất nhiều bản nhạc.

Anh Khoa - sinh viên năm thứ nhất, ngành robot và trí tuệ nhân tạo của Đại học Kinh tế TPHCM - giải thích: “Đây là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. Con AI này có thể điều khiển robot chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau, ứng dụng (app) càng hoàn chỉnh thì nó chơi càng mượt mà, không khác gì một nghệ sĩ. Nhóm sinh viên tụi em đang cố gắng hoàn thiện nó”.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trường Thịnh - Viện trưởng FTI cho biết, trong Viện, có hàng chục sản phẩm AI do sinh viên năm thứ nhất làm ra. Công nghệ thay đổi từng ngày, từng giờ, đặc biệt là những công nghệ hiện đại như AI, robot, blockchain, IoT… Trước đây, sinh viên phải học đến năm thứ ba, thứ tư mới tạo được máy tự động, nay thì sinh viên năm thứ nhất đã tạo được máy tự động dễ dàng. Điều này cho thấy sự phát triển như vũ bão của AI.


Robot múa rối nước

Mới đây, nhóm sinh viên Viện Công nghệ thông minh và Tương tác, ĐH Kinh tế TP.HCM đã chế tạo thành công Robot biểu diễn múa rối nước chỉ sau 3 tháng nghiên cứu,

Nhóm sinh viên nghiên cứu xuất phát từ niềm đam mê sáng tạo công nghệ cùng mong muốn hỗ trợ các nghệ nhân khi biểu diễn không phải tiếp xúc với môi trường nước quá lâu,

Sinh viên Huỳnh Minh Thuận (quê Bến Tre), ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo thông tin, các nghệ nhân khi tham gia biểu diễn múa rối nước phải ngâm mình trong môi trường nước, về lâu có nguy cơ mắc phải các bệnh ngoài da, ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, nhóm mong muốn Robot tự động hóa có thể hỗ trợ các nghệ nhân, khi ứng dụng vào thực tế sẽ góp phần gìn giữ loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống này...

Sinh viên chế tạo robot chơi đàn piano, Robot múa rối nước... ảnh 1

Minh Thuận bên hệ thống vận hành Robot tại nhà xưởng lắp ráp (Quận 8, TP.HCM).

Bắt đầu từ tháng 1/2024, sau 3 tháng thực hiện, sản phẩm Robot múa rối nước của các sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đã hoàn thiện. Sản phẩm có trọng lượng khoảng 15kg, vận hành trong bể chứa có đường kính 1,5m và có thể chứa gần 5m3 nước, có thể hoạt động trong thời gian dài và nhiều lần. Robot được vận hành theo 3 cơ cấu gồm: thanh truyền con lắc, thanh truyền dây đai, thanh truyền con quay. Ngoài khung sườn inox, phần còn lại là các con rối, nhóm chế tạo bằng nhựa và gỗ. Khác với việc điều khiển bằng tay như các nghệ nhận hay làm, sản phẩm của nhóm được điều khiển bằng remote hay wifi.

Theo Đào Minh Duyên, sinh viên ngành chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo tại ĐH Kinh tế TP.HCM thông tin, ưu điểm của Robot sẽ giúp con người không phải tiếp xúc với nước quá nhiều trong quá trình biểu diễn loại hình nghệ thuật múa rối nước. Nhược điểm của sản phẩm là trong lúc điều khiển các thanh chuyền có những điểm chết thời gian và làm cho Robot bị chập chờn vài giây. Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát triển con Robot để sản phẩm phục vụ, ứng dụng vào thực tế nhiều hơn.


PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và tương tác, ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định: "Việc ứng dụng Robot múa rối nước vào tự động hóa là cần thiết. Bên cạnh những ưu điểm hiện hữu, vấn đề khó của các sinh viên là làm như thế nào để người xem cảm nhận được cái hồn của nghệ thuật múa rối, sự tương tác của môi trường xung quanh. Tuy nhiên, Robot của các bạn sinh viên chế tạo mới ở quy mô tự động hóa tương đối nhỏ, cần thời gian và nghiên cứu sâu hơn vào các hệ thống robot lớn, phức tạp và nhiều công nghệ. Về lâu dài, các sản phẩm robot do các bạn sinh viên tạo ra, hoàn toàn có thể ứng dụng vào thực tế và có khả năng thương mại hóa” .

Hộp thiết bị và robot chỉ dẫn ở sân bay

Từ đầu năm 2024, nhóm sinh viên Trần Quảng Tín, Nguyễn Y Bin, Vũ Thái Bình Dương, Nguyễn Văn Phú Quí và Võ Hoàng Nhật Trường, đang học năm 1 và 2 khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Hàng không Việt Nam bắt đầu phát triển sản phẩm. Thiết bị hỗ trợ có dạng hình hộp chữ nhật, gắn ở các khu vực như cổng ra vào, khu chờ lên máy bay, nhà ăn... nơi hành khách dễ nhận biết.

Hộp thông minh được thiết kế hệ thống nhúng hoạt động như một máy tính thu nhỏ, với phần mềm gồm ba chức năng: ra lệnh giọng nói, mở bản đồ để robot dẫn đường đi, tra cứu thông tin giúp hành khách tìm lịch trình chuyến bay và các thông tin phục vụ nhu cầu du lịch, đi lại. Các thao tác được sử dụng trên màn hình LCD gắn trước hộp.

Theo trưởng nhóm Trần Quảng Tín, thực tế tại nhiều sân bay có các bảng chỉ dẫn, màn hình thông báo để hỗ trợ thông tin cho hành khách. Tuy nhiên, với những hành khách lần đầu đến sân bay, đặc biệt là người nước ngoài, sẽ gặp khó khăn vì không thông thuộc sơ đồ trong nhà ga. Với người khuyết tật đi lại khó khăn cần được hỗ trợ nhiều hơn.

Nhóm mong muốn có hệ thống IoT hỗ trợ chuyên nghiệp, chính xác giảm chi phí hạ tầng, con người trong sân bay. Nhóm lựa chọn sân bay quốc tế Cần Thơ để thiết kế mô hình hỗ trợ bằng hộp thông minh.

Hộp thông minh được thiết kế hệ thống nhúng hoạt động như một máy tính thu nhỏ, với phần mềm gồm ba chức năng: Ra lệnh giọng nói, mở bản đồ để robot dẫn đường đi, tra cứu thông tin giúp hành khách tìm lịch trình chuyến bay và các thông tin phục vụ nhu cầu du lịch, đi lại. Các thao tác được sử dụng trên màn hình LCD gắn trước hộp. Khi hành khách tiến lại gần chiếc hộp, một cảm biến siêu âm sẽ nhận dạng và bật chế độ phục vụ. Người dùng sẽ ra lệnh bằng giọng nói thông qua micro gắn trên thiết bị. Khi hành khách có nhu cầu tìm kiếm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, khu vực y tế... hộp sẽ truyền tín hiệu cho xe robot ở phía dưới di chuyển dẫn hành khách đến khu vực họ muốn. Hệ thống có thể chỉ dẫn theo hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.


Trước đó, Nguyễn Thị Nga, sinh viên lớp Điện 3, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học. Nga còn là một trong 30 sinh viên xuất sắc vừa được trao Học bổng Năng lượng tương lai - học bổng nhằm khích lệ và bồi dưỡng nguồn lực cho tương lai ngành năng lượng Việt Nam.

Nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng như vốn kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nghiên cứu khoa học không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn tạo cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học, rèn luyện cho sinh viên cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía. Sản phẩm nghiên cứu của sinh viên đều có ứng dụng thực tiễn cao, giúp ích cho xã hội.


Nguồn: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/sinh-vien-che-tao-robot-choi-dan-piano-robot-mua-roi-nuoc-post11095.html


Tin xem thêm

Vợ chồng ở Đắk Lắk làm 'căn gác chữa lành' xanh mướt, các con thích mê

Xã hội
23/04/2025 15:33

Vợ chồng ở Đắk Lắk có một khu vườn 30m2 nằm trên mái sân để xe trước nhà. Khu vườn được họ đặt tên là "căn gác chữa lành".

Tên gọi quê nhà tha thiết lắm

Xã hội
22/04/2025 13:51

Tên gọi quê nhà tha thiết lắm. Cái tên ấy được ghi trong giấy khai sinh khi ta vừa cất tiếng khóc chào đời, ghi trong căn cước khi ta trưởng thành, ghi vào giấy chứng tử ...

Vụ MC Bích Hồng phát ngôn gây phẫn nộ: Phút nông nổi lộ khoảng trống nhận thức

Xã hội
21/04/2025 15:54

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, vụ việc phát ngôn gây bão của MC Bích Hồng không đơn thuần là chuyện cá nhân, đó còn là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ, làm lộ ra khoảng trống đáng lo ng...

Ghé cửa hàng xổ số tránh gió, shipper bất ngờ ‘cào' trúng 3,5 tỷ đồng

Xã hội
19/04/2025 15:24

TRUNG QUỐC - Anh chàng shipper dừng chân tại một cửa hàng xổ số để tránh gió to, vô tình mua được tờ vé cào trúng thưởng 1 triệu Nhân dân tệ (3,5 tỷ đồng).

Hàng cây cổ thụ 'khổng lồ' ôm trọn đoạn đường khiến dân mạng thổn thức

Xã hội
17/04/2025 15:27

Hình ảnh đoạn đường xuyên giữa hàng cây cổ thụ cao lớn, tán xòe rộng ở Kon Tum khiến nhiều người yêu thích, cảm thấy bình yên và hoài niệm tuổi thơ.

Ngôi chùa ở Hà Nội tên lạ, kiến trúc có một không hai, làm từ vật liệu đặc biệt

Xã hội
16/04/2025 15:37

Chùa Tiêu Dao được tạo nên bởi hàng chục ngàn sản phẩm gốm sứ của các nghệ nhân Bát Tràng (Hà Nội). Chùa có kiến trúc độc đáo, thu hút du khách thập phương.

Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ

Xã hội
13/04/2025 17:09

Suốt 10 năm qua, Đại úy Hơ Văn Di thuộc đồn biên phòng Trung Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) đứng lớp xóa mù chữ cho dân bản. Anh đã dạy cho hàng trăm người dân biết đọc,...

Mãn nhãn với mô hình siêu du thuyền, tàu sân bay của người đàn ông miền Tây

Xã hội
12/04/2025 17:07

Sau gần 8 năm, anh Nguyễn Phương Đệ ở An Giang tự tay mày mò, chế tác hàng trăm mô hình tàu sân bay, tàu chiến, du thuyền hạng sang độc đáo, bắt mắt.

'Báu vật' truyền đời của làng nghề giò chả 500 tuổi ở Hà Nội

Xã hội
09/04/2025 15:20

Nghề làm giò chả ở làng Ước Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tồn tại khoảng 500 năm. Con, cháu trong làng đã mang nghề gia truyền đi khắp trong Nam, ngoài Bắc.